Đừng bỏ qua những cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả, các bạn sẽ biết nên hạn chế cơn đau vào khắc phục vết thương ra sao. Đặc biệt, tùy vào nguyên nhân gây bỏng khác nhau sẽ có những cách sơ cứu không giống nhau. Hãy cùng leutrai.vn tham khảo qua bài viết nhé.
Mục lục
Các mức độ bị bỏng thường gặp
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bỏng trên cơ thể. Cũng tùy vào tác nhân gây bỏng mà người ta chia mức độ ảnh hưởng thành 3 cấp độ như sau:
Mức độ 1: Bỏng trên bề mặt
Bỏng bề mặt nghĩa là chỉ bị bỏng ở phần lớp da bên ngoài trên cơ thể. Khi bị tác động bởi tác nhân gây bỏng, phần da đó sẽ bị ửng đỏ và gây đau rát nhưng không quá nghiêm trọng. Vết bỏng bề mặt này có thể lành sau thời gian ngắn vài ngày.
Mức độ 2: Bỏng một phần da
Bỏng một phần da là khi lớp biểu bị và một phần lớp chân bì của da bị tổn thương rồi dần tạo nên các túi phỏng nước. Nếu như túi nước này bị vỡ thì sẽ làm lộ ra một lớp da màu hồng có cảm giác đau đớn.
Vết bỏng một phần da sẽ tự lành sau khoảng 1- 4 tuần với điều kiện được giữ sạch sẽ, vết thương không bị nhiễm trùng.
Mức độ 3: Bỏng toàn bộ da
Đây là tình trạng bỏng có mức độ nghiêm trọng nhất trong các cấp độ khi toàn bộ các lớp da của cơ thể đều bị tổn thương.
Bị bỏng toàn bộ lớp da thì vết bỏng sẽ có màu trắng nhợt nhạt hoặc xám lại, lớp vỏ ngoài khô cứng nhưng sẽ không gây cảm giác đau. Tuy nhiên vết bỏng kiểu này thường rất dễ bị nhiễm trùng có thời gian hồi phục lâu, thậm chí là có thể để lại sẹo.
Đừng bỏ qua >> Hạ thân nhiệt là gì?
4 cách sơ cứu khi bị bỏng dựa vào nguyên nhân gây nên
Tùy vào nguyên nhân gây bỏng sẽ có những cách sơ cứu phù hợp nhằm xử lý vết bỏng hiệu quả.
Sơ cứu vết bỏng do nhiệt độ
Với nguyên nhân gây bỏng do nhiệt độ thì mọi người hãy tiến hành sơ cứu theo những bước sau:
- Bước 1: Lập tức cách ly tác nhân gây bỏng ví dụ đưa nạn nhân rời khỏi đám cháy, dập lửa trên cơ thể,… và thực hiện cấp cứu toàn thân nếu nạn nhân bị suy hô hấp do bị bỏng đường hô hấp hoặc đa chấn thương,…
- Bước 2: Ngâm rửa vết bỏng sạch sẽ càng sớm càng tốt, nên ngâm vùng bị bỏng khoảng 30 phút trước khi tiến hành rửa vết bỏng để đạt hiệu quả.
- Bước 3: Che phủ vết bỏng tạm thời bằng gạc y tế, khăn mặt hay khăn tay mềm mại, sạch sẽ và tránh quấn quá chặt.
- Bước 4: Giúp bệnh nhân bù thêm nước hay điện giải sau bỏng trong trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh táo, không buồn nôn hay bị chướng bụng. Ngoài ra, có thể cho người bị bỏng uống trà đường ấm, nước cháo loãng hay nước ép trái cây,…
- Bước 5: Sau khi sơ cứu xong nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Lưu ý
- Nếu muốn rửa vết thương nên chọn nguồn nước sạch với nhiệt độ phù hợp.
- Không dùng nước có nhiệt độ quá lạnh hay nhiệt độ cao hơn thân nhiệt người bị bỏng để rửa vết thương.
- Sử dụng nước hoặc khăn ướt làm dịu vết bỏng nhanh chóng nhưng phải đúng cách.
- Không làm vỡ vết phỏng rộp do bỏng tránh gây nhiễm trùng vết thương.
Cách sơ cứu khi bị bỏng do điện
Việc đầu tiên cần làm là cắt nguồn điện hoặc cách ly nạn nhân khỏi nguồn điện. Đặc biệt lưu ý không dùng tay để cách lý nếu không bạn cũng sẽ bị điện giật lây.
Nếu như nạn nhân đã ngừng thở và tim ngừng đập thì bạn cần cấp cứu ngay tại chỗ bằng cách thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Hãy tiếp tục sơ cứu cho khi nạn nhân hô hấp và có nhịp tim đập trở lại. Sau đó, sử dụng vải mềm mỏng, sạch sẽ phủ tạm thời vết bỏng và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Sơ cứu vết bỏng vì hóa chất gây nên
Cách sơ cứu khi bị bỏng do hóa chất có phần giống với sơ cứu khi bị bỏng vì nhiệt độ. Ngoài ra các bạn cần phải trung hòa tác nhân gây bỏng:
- Nếu bị bỏng kiềm thì nên dùng axit cực nhẹ như dung dịch đường, nước cốt chanh, giấm ăn để trung hòa.
- Nếu bị bỏng axit thì các bạn nên dùng kiềm nhẹ như xà phòng, Natri Bicarbonate 2-3%, hoặc nước vôi trong để trung hòa.
Thực hiện trung hòa sau khi đã ngâm rửa vết bỏng sạch sẽ với nước nhé.
Cách sơ cứu khi bị bỏng do xăng dầu
Một khi bị bỏng vì xăng dầu, quá trình sơ cứu sẽ cần nhiều công đoạn tỉ mỉ hơn. Mọi người hãy lưu ý:
- Bước 1: Dùng khăn, chăn bất cứ loại vải nào có thể để phủ lên vết bỏng nhằm dập lửa. Nếu cần có thể dùng chân để dập lửa xăng dầu nhanh chóng.
- Bước 2: Sau khi lửa đã tắt, hãy tiến hành dội nước lạnh lên vị trí bỏng trong vòng 30-60 phút liên tục. Không nên cắt đi phần quần áo bị dính vào vết bỏng.
- Bước 3: Sử dụng gạc vô khuẩn hay miếng vải sạch sẽ phủ lên vết bỏng.
- Bước 4: Đưa người bị bỏng do xăng dầu vào bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Trên đây bài viết đã giới thiệu qua các cách sơ cứu khi bị bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mọi người cùng tham khảo và đừng quên liên hệ đến leutrai.vn để được hỗ trợ mua/thuê phụ kiện dã ngoại, phụ kiện BBQ uy tín, an toàn khi sử dụng nhé.