Cách sơ cứu rắn cắn và một số lưu ý cần nắm rõ

Rắn xuất hiện rất nhiều vào mùa mưa hoặc trong các khu vực có nhiều cây cối như vườn quốc gia, khu sinh thái. Nếu không may trong chuyến đi dã ngoại bị rắn cắn thì bạn cần phải biết cách sơ cứu rắn cắn đúng kỹ thuật, kịp thời, hạn chế tình trạng hoại tử, thậm chí là tử vong. Hicamping sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhất qua bài viết dưới đây. 

Nhận biết các loại rắn độc

Mặc dù trên thế giới có đến 3500 loài thuộc nhiều chi khác nhau, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 15 % là rắn độc. Để việc sơ cứu hiệu quả hơn, bạn cần biết cách phân biệt rắn độc, rắn không độc dựa vào các đặc điểm của chúng như răng nanh. Khi bị rắn độc cắn sẽ có dấu móc đặc trưng dưới da. 

Nhận biết các loại rắn độc
Nhận biết các loại rắn độc

Một số loài có độc tố mạnh có thể khiến con người tàn phế, tử vong. Trong đó, rắn hổ mang có thể phun nọc độc từ xa gây tổn thương mắt và nhiễm độc toàn thân. Dưới đây là những loại thường gặp ở Việt Nam bạn nên biết giúp cho cách sơ cứu rắn cắn hiệu quả hơn. 

  • Rắn hổ mang thường: Bạn sẽ thấy khi chúng tấn công hoặc đe dọa thì phần cổ sẽ bạnh và có âm thanh. Chúng thường xuất hiện ở các vùng núi, khu vực có nhiều cây, thậm chí là ở khu dân cư. 
  • Rắn hổ mang chúa: Loài này rất dễ nhận biến, phần cổ của chúng cũng bạnh ra, có thêm hai vảy lớn ở đỉnh đầu. Đặc biệt là kích thước rất lớn lên đến 2,5m và nặng hơn 10kg. 
  • Rắn cạp nong/ cạp nia: Đây là loại thường gặp nhất, có phần thân nhiều màu khúc đen, khúc lại có màu trắng hoặc vàng. Nếu trong chuyến dã ngoại bắt gặp chúng nên tránh xa vì độc tố rất mạnh. 
  • Rắn biển: Sống ở môi trường biển và độc tố rất mạnh. 
  • Rắn lục: Loại rắn này dễ nhận biết bởi phần đầu to, có hình thoi hoặc tam giác, màu xanh lá cây. 

Xem thêm: Các loại cây độc trong rừng ảnh hưởng đến sức khỏe

Những triệu chứng xuất hiện khi bị rắn độc cắn

Nếu bị rắn độc cắn, bạn cần phải biết cách sơ cứu rắn cắn kịp thời. Những biểu hiện thường thấy ở các nạn nhân đó là: 

  • Bị đau rát tại vùng bị cắn từ 15 đến 30 phút.
  • Vết cắn có thể dẫn đến tình trạng sưng, nề, bầm tím, nếu nặng hơn có thể lan ra khắp cánh tay, chân hoặc gây hoại tử da. 
  • Ngoài ra, người bị rắn cắn cũng xuất hiện cảm giác khó thở, buồn nôn, cơ thể yếu dần. 
  • Trường hợp rắn hổ cắn sẽ có nhiều triệu chứng về thần kinh như ngứa da, yếu chân tay, liệt toàn thân, suy hô hấp và thậm chí là ngừng thở. 
Xem thêm:  Thuê Lều Cắm Trại Quận 6
Những triệu chứng xuất hiện khi bị rắn độc cắn
Những triệu chứng xuất hiện khi bị rắn độc cắn

Cách sơ cứu rắn cắn hiệu quả

Khi nhận thấy nạn nhân bị rắn độc cắn, trước tiên bạn cần gọi cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời bằng huyết thanh kháng nọc rắn dự trữ sẵn. Trường hợp vết thương đang dần đổi màu, sưng và đau thì cần thực hiện càng nhanh càng tốt. 

Bạn cũng cần thực hiện cách sơ cứu rắn cắn, hạn chế lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến các bộ phận khác. 

  • Trước tiên hãy đưa nạn nhân đến khu vực an toàn.
  • Đặt người bệnh cẩn thận, không nên cử động, tốt nhất là nằm bất động để độc tố không lây lan. 
  • Bỏ hết các loại trang sức trên người và nới lỏng quần áo để không gây chèn ép lên vết thương.  
  • Nên để vùng rắn cắn thấp hơn mức tim, ví dụ như nằm xuống trong bất cứ trường hợp nào. 
  • Dùng xà phòng và nước muối làm sạch vết thương sau đó dùng gạc băng kín lại. 
Cách sơ cứu rắn cắn hiệu quả
Cách sơ cứu rắn cắn hiệu quả

Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ khoa học, đúng cách nhất

Thực hiện cách sơ cứu rắn cắn cần lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho nạn nhân, bạn cần phải biết cách sơ cứu rắn cắn đúng kỹ thuật. Rất nhiều người đã dùng phương pháp dân gian để cứu chữa, đến khi có triệu chứng nặng, hoại tử vết thương mới đến bệnh viện.

  • Không nên dùng băng garo cho vùng bị cắn, sẽ làm cản trở máu lưu thông và gây hoại tử.
  • Đặc biệt, không chườm lạnh, dùng hóa chất hoặc đắp các loại lá nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Không được rạch, đâm hay loại bỏ nọc độc vì không hiệu quả và quá trình làm không sát trùng cẩn thận còn khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. 
  • Không dùng đồ uống của rượu, chất kích thích sẽ khiến độc tố hấp thu vào cơ thể nhanh hơn.
  • Nên cố gắng ghi nhớ màu sắc, hình dạng và cách tấn công của rắn để bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất chứ không nên bắt con rắn. 
Xem thêm:  Top 8 địa điểm cắm trại ở Nha Trang cực chill, cực thú vị
Thực hiện cách sơ cứu rắn cắn cần lưu ý gì?
Thực hiện cách sơ cứu rắn cắn cần lưu ý gì?

Các khu vực như khu sinh thái, vườn quốc gia, ven sông hồ hoặc những nơi có nhiều cây cối thường là nơi trú ngụ của rắn. Nếu bạn đi dã ngoại thì hãy lưu ý, tránh xa các bụi rậm và học cách sơ cứu đúng kỹ thuật để hạn chế rủi ro.

Hicamping đã hướng dẫn cách sơ cứu rắn cắn khoa học để bạn thực hiện nếu không may bị rắn cắn. Nếu đang có ý định đi da ngoại, hãy liên hệ với đơn vị để được hỗ trợ tốt nhất, có dụng cụ, thiết bị chất lượng, đảm bảo an toàn và luôn vui vẻ trong chuyến đi. 

You Might Also Like