Gãy xương do tác động lực từ bên ngoài do tai nạn giao thông hoặc vấp ngã. Nếu biết sơ cứu gãy xương đúng cách và được chữa trị kịp thời thì sẽ hạn chế tối đa những biến chứng về sau. Cùng Hicamping tìm hiểu thêm về cách thực hiện qua các bước cụ thể và sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Mục lục
Hướng dẫn sơ cứu gãy xương các bộ phận
Nếu nạn nhận bị gãy xương, trước hết bạn cần liên hệ với các nhân viên y tế để nhận sự trợ giúp khi nhận thấy tình trạng như sau:
- Không có phản ứng, không thở hoặc không thể di chuyển được thì nên hô hấp nhân tạo khi thấy nhịp thở, nhịp tim kém.
- Nạn nhân bị chảy máu nhiều.
- Xương đã bị xuyên qua da.
- Phần cánh tay, chân bị thương bị tê hoặc xanh ở phần đầu.
- Có biểu hiện bị gãy xương ở phần đầu, cổ hoặc lưng.
Lưu ý: Tuyệt đối không được di chuyển người bị thương, sẽ khiến tình trạng gãy xương nghiêm trong hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sơ cứu gãy xương bằng cách như sau trong khi chờ nhân viên y tế.
- Cầm máu: Nên dùng miếng băng vô trùng cùng với miếng vải sạch hoặc quần áo sạch.
- Tiếp đến là cố định vết thương: Bạn hãy dụng nẹp và bên trên và bên dưới khu vực bị gãy, đệm nẹp lại để không làm người bị thương khó chịu. Không nên nắn chỉnh xương hoặc đẩy xương dính lại.
- Bạn cũng có thể dùng nước đá để giảm đau, giảm sưng, nên dùng một chiếc khăn, mảnh vải hoặc vật dụng khác chứ không nên chườm trực tiếp lên da.
Các bước sơ cứu gãy xương cần thực hiện
Mỗi bộ phận trên cơ thể cần phải áp dụng cách sơ cứu khác nhau để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng gặp phải. Dưới đây là cách thực hiện đúng kỹ thuật. cho từng trường hợp cụ thể.
Thao tác sơ cứu gãy xương tay
Trường hợp bị gãy xương tay, bạn phải để cánh tay sát với thân người bị nạn, phần cẳng tay nằm vuông góc với nẹp. Sau đó dùng nẹp cố định cả ở trên và dưới tay bị gãy.
Nếu phần bị gãy là xương cẳng tay, bạn cần phải để cho cẳng tay sát với thân người bị thương, nằm vuông góc với cánh tay. Tiếp đến, dùng nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp từ đầu ngón tay đến thân cẳng tay để cố định.
Khi khuỷu tay của người bị nạn không thể gập được thì bạn cũng không được dùng sức. Hãy đặt nạn nhân xuống, sau đó đặt phần tay bị thương nằm dọc thân và cho một miếng đệm vào giữa tay bị gãy và thân. Cuối cùng là buộc vào các vị trí quanh các phần cổ tay, đùi, cánh tay và ngực, bụng và cẳng tay.
Cách sơ cứu gãy vùng xương chân
Nếu nạn nhân bị gãy xương chân, hãy thực hiện theo các bước như sau:
- Trước tiên đặt người bị thương nằm thắng, duỗi chân, làm sao cho bàn chân phải vuông góc với cẳng chân.
- Tiếp đến dùng nẹp đặt trong và ngoài của vùng vị thương.
- Lưu ý là cần phải độn bông vào hai đầu của nẹp cả ở bên trong và bên ngoài của đầu xương.
- Cuối cùng là cố định hai phần nẹp với nhau, băng cố định lại để chân vuông góc với cẳng chân. Bạn không nên buộc quá chặt, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các chi.
Sơ cứu gãy phần xương cột sống
Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và thao tác chính xác. Cụ thể:
- Khi gãy xương cổ, đặt người bị thương nằm ngửa và cố định bằng cách giữ thẳng đầu, sau đó lấy gối mềm chèn vào hai bên cổ.
- Gãy cột sống lưng, bạn cũng phải đặt người bị thương nằm ngửa, sau đó giữ đầu thẳng, đặt bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cuối cùng là cố định nạn nhân chắc chắn và lấy gối chèn vào bên hông.
Đối với tất cả các trường hợp kể trên, bạn cần phải sơ cứu kịp thời và đúng kỹ thuật để cố định vùng bị tổn thương. Đồng thời nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chữa trị.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ khoa học, đúng cách nhất
Khi sơ cứu gãy xương cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?
Để sơ cứu người bị gãy xương không phải là điều đơn giản, bên cạnh nắm vững các kỹ thuật thì bạn cũng lưu ý một số vấn đề như sau:
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực tai nạn.
- Khi chọn nẹp để cố định thì phải chọn loại có đủ chiều dài giúp cho thao tác dễ dàng hơn.
- Dây phải buộc ở phần trên và dưới vết thương, khớp trên và cả dưới chỗ gãy.
- Nếu cần phải nới lỏng quần áo thì tốt nhất là hãy cắt theo đường chỉ chứ không nên cố gắng cởi.
- Đặc biệt là không nẹp trực tiếp vào da, phần mấu mối đầu xương và cùng tỳ phải có lót lông sau đó mới đặt nẹp để người bị thương không trầy xước.
Như vậy, bạn đã biết được các kỹ thuật sơ cứu gãy xương cho từng trường hợp cụ thể. Đây là kỹ năng hữu ích không chỉ trong đời sống hàng ngày mà khi đi dã ngoại, du lịch cũng rất quan trọng. Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích, đảm bảo an toàn cho chuyến đi chơi của mình, hãy truy cập ngay vào Hicamping để tìm hiểu nhé.